Thành phố Hạ Long đang trưng cầu ý kiến nhân dân về đặt tên cho một bãi tắm công cộng mới xây dựng, chuẩn bị khánh thành trong dịp đại lễ 30/4, khiến dư luận quan tâm và cho rằng đây là một cách làm hay, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân.
Bãi tắm được xây dựng ở cuối đường Trần Quốc Nghiễn, thuộc phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long. |
Hiện, thành phố Hạ Long có 3 bãi tắm biển lớn gồm: Bãi tắm công viên Đại Dương, ở phường Bãi Cháy (trước đây gọi là bãi tắm Bãi Cháy); bãi tắm Tuần Châu, phường Tuần Châu; bãi tắm Ti Tốp, trên đảo Ti Tốp ngoài vịnh Hạ Long. Bãi tắm mới xây dựng này diện tích 144.000m2, trên khu đất đô thị mới cột 5 cột 8, thuộc phường Hồng Hà.
Phường Hồng Hà nằm ở phía Đông sông Cửa Lục, một eo biển chia đôi đô thị, thị xã Hồng Gai cũ nay là thành phố Hạ Long. Quá giang sông Cửa Lục trước đây là bến phà Bãi Cháy, nay cầu Bãi Cháy bắc qua nối liền thổ nhưng dân địa phương vẫn quen gọi là khu vực Bãi Cháy và Hồng Gai. Ca dao hò biển cổ lưu truyền: “...Ai đưa tôi đến nơi này, bên kia Bãi Cháy, bên này Hồng Gai. Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên”.
Hạ lưu phía Tây sông Cửa Lục thế kỷ trước có bãi cát tự nhiên, phía trên là rừng thông. Truyền thuyết ngư dân làng chài cổ Giang Võng, Trúc Võng thường đến đây neo đậu thuyền bè để sửa sang ngư cụ sau mỗi chuyến ra khơi. Trong đó có sảm thuyền, dùng lá thông khô thui đốt đáy thuyền, chống loài thủy sinh ăn mòn gỗ, cản nước... như loài hàu hà. Từ xa, trong đêm tối bãi triều rực lửa nên dân gọi là Bãi Cháy.
Bãi tắm mới xây dựng ở khu đất đô thị mới cột 5 cột 8, khi lập dự án tạm gọi là bãi tắm cột 5, sau vì quy mô công trình lớn ở khu vực Hồng Gai thì tự gọi là bãi tắm Hồng Gai (còn gọi là bãi tắm Hòn Gai). Nay, công trình xây dựng xong, cần có một tên “khai sinh” đầy đủ, địa phương trưng cầu ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Sơ bộ ý kiến nghiêng về hướng đặt tên là bãi tắm Hòn Gai, nhưng những người sành về lịch sử văn hóa thì đề xuất: Đặt tên cho công trình xây dựng nên dựa vào 3 tiêu chí: Tính lịch sử, giá trị văn hóa, địa danh truyền thống... ngôn ngữ phải chuẩn chỉ trên cơ sở pháp quy.
Danh từ Hòn Gai, hay Hồng Gai thì còn nhiều tranh cãi. Một số sách mới, viết về tích cũ nêu: Địa danh Hòn Gai là do thực dân Pháp đặt ra khi đến đây thấy đất này mọc nhiều cây có gai nhọn thì họ đặt tên là Hòn Gai. Nhưng ông Lê Bàn - nguyên phó Ty Giáo dục Quảng Ninh (thầy đồ của chế độ cũ lưu dung) khi sinh thời cụ giải thích: Thời Nguyễn, đất này thuộc phủ Hải Đông do quan tri huyện Hoành Bồ quản lý. Năm 1867, nhà Nguyễn nhượng địa 6 tỉnh miền Nam (Nam kỳ) cho thực dân Pháp. Miền Bắc và miền Trung do Pháp bảo hộ. Khi ấy, thực dân Pháp đã lập bản đồ tài nguyên, thăm dò khoáng sản, vùng đồi ven vịnh Hạ Long có 2 hòn núi to nhỏ khác nhau, dưới lòng đất chứa nhiều than đá. Người thông ngôn cho Pháp vốn là dân Nam kỳ, tiếng địa phương gọi vật to là béo, vật bé là gầy, nên gọi hòn núi to là Núi Béo, hòn nhỏ là Hòn Gầy. Hòn Gầy chữ Pháp viết liền không dấu là HonGay (hiện các văn tự trước năm 1954 còn lưu chữ Hongay). Hòn Béo nay là khu vục mỏ than Núi Béo, ở phường Hà Trung - Hà Tu, Hòn Gầy ở khu vực phường Cao Xanh - Cao Thắng.
Ngày 26/7/1884, quan đại thần Phạm Thận Duyệt thay mặt triều đình nhà Nguyễn đã nhượng địa 100 năm khu mỏ than này với diện tích 80km2 cho tư bản Pháp. Năm 1888, Tư bản Pháp thành lập Công ty than Bắc kỳ và đặt tự sở ở Hòn Gầy. Sau này các cơ sở dịch vụ sau than đều lấy chung địa danh như: Cảng Hongay, nhà máy cơ khí Hongay, nhà máy luyện than Hongay... Hongai là tên chung cho cả vùng nhượng địa gồm: Một phần của huyện Vân Đồn (mỏ Kế Bào); một phần của thị xã Quảng Yên (mỏ Yên Lập) ngày nay; và toàn bộ địa giới thành phố Cẩm Phả.
Bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của Tố Hữu có đoạn “... Cha trốn ra Hòn Gay cuốc mỏ. Anh chạy vào Đất Đỏ là phu...” Văn bia người Pháp viết là Hongay, văn tế người Việt nói là Hòn Gai, thực tế chưa có một văn bản chính thức nào định danh cho một đơn vị hành chính ở Quảng Ninh là Hòn Gai.
Còn Hồng Gai là chính danh, theo quyết định của Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu I ngày 16/8/1949 thành lập đặc khu Hồng Gai gồm 3 thị xã: Hồng Gai, Cẩm Phả mỏ, Cẩm Phả bến. Ngày 22/5/1955, đặc khu Hồng Gai hợp nhất với tỉnh Quảng Yên gọi là khu Hồng Quảng. Ngày 01/01/1964, thị xã Hồng Gai được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyết định thành lập và là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh (khi hợp nhất tỉnh Hải Ninh với khu Hồng Quảng). Ngày 27/12/1993, thành lập thành phố Hạ Long theo Nghị định số 102/CP, theo đó đổi tên phường Hạ Long thành phường Hồng Gai.
Như vậy, địa danh Hòn Gai tự xướng ngôn, không có trong các quyết định thẩm quyền thành lập đơn vị hành chính, nó chỉ là tiếng bồi, tiếng lóng của một bộ phận dân cư. Tiếng bồi, tiếng lóng thì không thể dùng để đặt tên cho một công trình văn hóa lớn được.
Hiện, bãi tắm này mặt tiền đường Trần Quốc Nghiễn, thuộc phường Hồng Hà. Thập kỷ 70 về trước, bãi triều này thuộc thị trấn cột 5 nhưng là một thôn của ngư dân xã Hùng Thắng. Bãi triều là hạ lưu cửa cái Núi Hạm, án sơn cái Núi Hạm là Hòn Một. Đô thị phát triển nay chỉ còn Núi Hạm. Núi Hạm còn lưu câu hò biển chỉ địa danh ven đường bờ biển: “...Ngọn đèn Núi Hạm nơi đâu/ Bên kia Đầu Mối bên này Sà Cong”. Địa danh cũ và mới đều là cơ sở để lựa chọn đặt tên cho bãi tắm mới này.
Thuê xe hà tĩnh; Thuê xe tại hà tĩnh ; Thuê xe du lịch hà tĩnh ; Thuê xe du lịch tại hà tĩnh; Cho thuê xe hà tĩnh ; Cho thuê xe tại hà tĩnh .Cho thuê xe du lịch hà tĩnh; Cho thuê xe du lịch tại hà tĩnh ; Cho thuê xe ô tô hà tĩnh ; Cho thuê xe ô tô tại hà tĩnh; Cho thuê xe ô tô hà tĩnh ; Cho thuê xe ô tô tại hà tĩnh .Thuê xe ô tô du lịch hà tĩnh, Cho thuê xe du lịch chất lượng cao hà tĩnh, Xe không đồng hà tĩnh.
Thành phố Hạ Long đã có kinh nghiệm đặt tên công trình xây dựng như: Cầu Bãi Cháy thay cho phà Bãi Cháy. Nhớ lại, khi ấy cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong đó có ý kiến nêu, nên đặt là cầu Hạ Long. Tương tự như sân bay Vân Đồn từng định đặt là sân bay Quảng Ninh, nhưng rồi công trình xây dựng ở đâu đặt tên theo địa danh ở đó là hợp lý.
Không phải công trình xây dựng lớn đặt tên theo thôn, theo xã mà làm cho nó bé nhỏ. Nhìn rộng ra, sân bay Cát Bi ở phường Cái Bi (Hải Phòng). Hòn Gai chỉ là tiếng bồi, không nên dùng tiếng bồi, tiếng lóng đặt tên cho công trình văn hóa. Bãi tắm công cộng mới xây dựng này ở phường Hồng Hà, nên chăng đặt tên là bãi tắm Hồng Hà?
Vũ Phong Cầm / Báo Xây Dựng