Hang Bua – Thiên đường miền Tây xứ Nghệ
Đến với hang Bua bản Na Nhàng (Hồng tiến), xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An không những chỉ du ngoạn cảnh đẹp thơ mộng của nó mà còn được thưởng thức những tinh hoa văn hóa (vật thể và phi vật thể) của đồng bào Thái trên địa bàn và các vùng phụ
Tìm về không gian văn hóa cổ xưa
Từ thửa hồng hoang, trong quá trình hình thành trời đất, sông suối núi non, núi non, hang động ở Nghệ An được kiến tạo, đổi thay, biến động dữ dội trong thời kỳ sơ khai tạo hóa nên những kỳ tích danh thắng tồn tại cho đến mãi ngày nay. Có thể nói, Hang Bua là một trong vô số danh thắng được thiên nhiên ưu đãi và tạo hóa ban tặng cho con người. Việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Thẳm Ồm và các dấu tích văn hóa có liên quan ở Hang Bua đã giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng “ Đây là những nơi phát hiện dấu vết của con người Sa piêng sớm nhất thế giới. Trong truyền thuyết được lưu truyền trong cộng đồng các vùng dân tộc phủ Quỳ Châu về sự tích Lèn Bua phản ánh sự biến động dữ dội của thiên nhiên hoang dã để hình thành Hang Bua, một trong những kỳ tích của non sông gấm vóc Việt Nam nói chung và miền Tây xứ Nghệ nói riêng.
Truyền thuyết về Hang Bua cho đến nay vẫn còn lưu truyền trong từng người dân xứ sở phủ Quỳ Châu, chuyện kể rằng: “ngày xửa ngày xưa đã lâu lắm rồi, trời bỗng tối tăm mưa to gió lớn làm hoảng loạn cả bản mường”: “Phạ thùm thuôm mương bốn, xai pìn môn mưa phạ” Tạm dịch là: Nước lụt trần gian, cát dưới sông đảo lộn lên trời.
Chính vì cơn hồng thủy khủng khiếp đó mà nhân dân xứ “Phủ Quỳ, Chiêng Ngam” đã vào hang trú ẩn. Theo truyền thuyết: Nước ngập mênh mông. Dân bản bồng bế, díu dắt nhau đem theo cả súc vật lên nui ẩn nấp. Họ tìm đến Hang Bua trú ẩn. Vừa vào hang thì thần Núi hiện lên nói rằng, thần đồng ý cho dân bản ở nhờ nhà, nhưng phải tỉnh táo, không ai được ngủ gật. Nếu ai ngủ thì sẽ bị hóa đá... Dân bàn nhau, để khỏi buồn ngủ phải cùng nhau nhảy múa ca hát, thổi sáo, đánh cồng chiêng. Một ngày, hai ngày trời vẫn mưa trút. Sức lực cạn dần, mọi người lần lượt gục xuống và Nàng công chúa cũng mất tỉnh táo nên đã bị hóa đá. Hình người thổi sáo, bộ cồng chiêng, bồ lúa,... chính là những dân bản khốn khổ chạy lụt ngày xưa và vật dụng của họ.
Hang Bua nằm gọn trong dãy núi đá vôi, nơi giáp ranh của 3 xã Châu Tiến, Châu Bính, Châu Thuận. Dãy núi Phá èn có độ cao 300m được hình thành do kiến tạo địa tầng và hệ môi trường sinh thái; Từ xa xưa đã thuận lợi cho sự phát triển phong phú đa dạng các loại động thực vật quý hiếm như: Gỗ Lim, Sến, Táu, Lát Hoa, Kiền Kiền,... các loại dược liệu quý như: Sa nhân, Thiên niên kiện, Hoài Sơn, Linh Chi,... Với các loại thú quý hiếm như: Voi, Hổ, Hươu, Nai, Bò tót, Sao la, Chim công,...
Đặc biệt, rừng Quỳ Châu có nhiều loài hoa, thu hút các loài ong rừng tụ hội về đây xây tổ làm mật. Hương hoa của núi rừng ngày đêm phảng phất bay lan tỏa, tiếng chim kêu, vượn hót, tiếng lá cây xào xạc trước gió,... Tạo nên một một bản nhạc rừng đa âm quyến rũ lòng người và tặng thêm sự lung linh huyền ảo, ký thú, thơ mộng cho Hang Bua như trong huyền thoại.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của Hang Bua
Hang Bua được tạo bởi Hang động núi đá bên trong có những lớp thạch nhũ với hình thụ phong phú đa dạng, kỳ thú và thơ mộng. Có nhiều tầng lắm khoang, sự ly kỳ và huyền ảo có sức hấp dẫn con người. Vào Hang Bua, du khách đi theo hai cửa: Cửa chính vào khoang lớn, cửa phụ vào khoang nhỏ, ngoài cửa chính có tượng hình con Ếch (gọi là Mè Cốp) vào của chính có khối đá khổng lồ như bức tường ngăn cách thế giới bên ngoài với và bên trong huyền bí, đáy hang rộng, bằng phẳng đủ cho cả làng (làng bản) làm nơi hội tụ. Vào trong khoang lớn ta bắt gặp “Giàn cồng chiêng” được tạo bởi các lớp thạch nhũ sắp xếp tự nhiên đều đặn, chỉ cần gõ nhẹ vào các lớp thạch nhũ này, âm thanh phát ra trầm bổng chẳng khác gì tiếng cồng, chiêng của các làng bản trong ngày hội.
Cùng với giàn cồng chiêng là Ông ón lắm “ò ón lăm” ngồi thổi sáo, vào sâu hơn nữa ta bắt gặp “Pô chờ he” (bồ lúa), rồi đến khoang lồng gà (phông hang cày). Từ mặt đất leo lên khoảng 17m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng “Choong Nang” gọi là Giường Tiên, ở tầng 2 của khoang lớn được tạo bởi một phiến đá to, mặt phẳng như giường nằm rộng 3m, 4m trông thật đẹp mắt.
Trong khoang nhỏ (thăm nhỏ) có nghê chầu, rùa đá, áng nặm (chậu nước) và thú vị hơn khi đến với suối tiên, một dòng nước trong veo, mát lạnh chảy từ kẽ đá ra trông thật huyền bí. Ngước mắt lên cao ta bắt gặp những “bầu vú” đá luôn căng đầy sữa ngày đêm chảy giọt xuống Na ộm, Na nọi (ruộng lớn, ruộng nhỏ) như ban tặng cho con người những dòng nước mát cho đời... trên trần hang các lớp thạch nhũ tạo ra tựa những chùm đèn lồng to nhỏ, những cánh tay khổng lồ, những đầy Rồng đang đùa giỡn. Tất cả trong Hang, dù chỉ là bằng đá, thạch nhũ mà vẫn thấy sinh động ly kỳ, thơ mộng, hài hòa tạo cho ta một cảm giác lung linh huyền ảo như đưa du khách vào huyền thoại.
Theo tục lệ cổ truyền, cứ mỗi dịp xuân về, đồng bào Thái vùng phủ Quỳ Châu lại tụ hội về đây mở hội xuân, đón chào năm mới, lấy niềm tin và sinh khí mới cho những bộ trang phục lộng lẫy sắc màu. Hội thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia: già trẻ, trai gái, đặt biệt đối với các nam thanh, nữ tú, Hang Bua còn là nơi hẹn hò gặp gỡ tình yêu, trường sinh bất tử.../.
Nguồn: langvietonline.vn
Tag :
Các bài viết khác