Lễ hội Đền Chiêu Trưng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Đền Chiêu Trưng của tỉnh Hà Tĩnh được công nhận vào dịp này.


Ảnh: Minh Chiến

Ảnh: Minh Chiến

Lễ hội Đền Chiêu Trưng (ở 4 xã: Thạch Bàn và Thạch Hải - huyện Thạch Hà; Mai Phụ và Thạch Kim - huyện Lộc Hà) của Hà Tĩnh được công nhận cùng với Lễ hội Nàng Hai của người Tày (xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng); Lễ hội Đền Lảnh Giang (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam); Lễ hội Katê của người Chăm (tỉnh Ninh Thuận); Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận); Lễ hội Trò Chiềng (xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa); Lễ Hát múa ăn mừng dưới cây Bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) của người Thái (xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa).

Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục thờ danh tướng Lê Khôi, được xây dựng trên núi Long Ngâm, ngọn núi cuối cùng trong dãy núi Quỳnh Viên (Nam Giới). Lễ hội đền Lê Khôi được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng 5 âm lịch hàng năm ở 4 xã Thạch Bàn, Thạch Hải (Thạch Hà) và xã Mai Phụ, Thạch Kim (Lộc Hà). Đây là dịp để nhân dân ghi nhớ đến công lao to lớn của vị tướng tài ba đã có công lớn giúp vua  Lê đánh giặc cứu nước, đồng thời là dịp để cầu mưa thuận, gió hoà, trờì yên, biển lặng, mùa màng tốt tươi.

Được biết, đền thờ và lăng mộ Lê Khôi được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990.

7 di sản văn hóa phi vật thể được bổ sung vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lần này thuộc 3 loại hình (Lễ hội truyền thống, Nghề thủ công truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng). 
 
Tác giả bài viết: Ái Vân


Tag : 


Các bài viết khác

Dat xe
Dat xe
1