Du lịch Hà Nội đang “ấm” dần lên sau giãn cách xã hội. Trong xu hướng thích ứng an toàn, gần gũi thiên nhiên và kỳ nghỉ gần nhà (staycation), một số tua du lịch sinh thái khu vực sông Hồng trở nên đắt khách, được nhiều người tìm đến trải nghiệm và yê
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, có gần 30 năm quen thuộc với hầu hết các nẻo đường Thủ đô nhưng chị Lê Thị Mỹ Linh (quận Tây Hồ) vẫn rất ấn tượng, thích thú khi lần đầu cùng bạn bè tham gia chèo ván SUP trên sông Hồng. Chèo SUP là môn thể thao dưới nước du nhập vào Việt Nam chưa lâu, nhưng giới trẻ yêu thích nhờ sự tiện lợi, vừa thư giãn tinh thần, vừa rèn luyện sức khỏe. Mỹ Linh và nhóm bạn mua tua của Umove, một công ty cung cấp các dịch vụ về SUP khá có tiếng ở Hà Nội, với giá 650 nghìn đồng/người bao gồm SUP, hướng dẫn viên, ô-tô đưa đón, đồ ăn nhẹ và bảo hiểm du lịch. Tuân thủ các điều kiện phòng dịch Covid-19, mỗi tua chỉ nhận từ 5 đến 10 khách và yêu cầu các thành viên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay đầy đủ. Sau khi được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng SUP, du khách tự chèo theo lộ trình an toàn mà đơn vị tổ chức đã khảo sát, thỏa thích khám phá dòng sông mà có lẽ họ đã đi qua rất nhiều lần, song không hề biết đến những khung cảnh mới mẻ, sinh động như vậy. Từ điểm xuất phát Bến Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ) đến kết thúc hành trình là bãi sông câu lạc bộ Cựu chiến binh (Ngọc Thụy, Long Biên) dài khoảng 10 km. Hai bờ sông Hồng mùa này hoa lau nở rộ, đung đưa trong gió. Những cánh đồng ngô hay vườn rau xanh um nhờ phù sa bồi đắp. Thỉnh thoảng, SUP đưa họ ngang qua những thôn xóm bình yên và các vạn chài ven sông. Và không thể không nhắc đến việc chiêm ngưỡng những cây cầu đẹp, mang tính biểu tượng của Hà Nội như cầu Long Biên cổ kính hơn trăm năm tuổi hay cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân hiện đại, bề thế...
Khách du lịch tham gia tua du lịch chèo SUP trên sông Hồng.
Cũng nhân cuối tuần, gia đình anh Okudera (quốc tịch Nhật Bản) và chị Nguyễn Phượng cùng vài người bạn thân thiết tham gia tua “Trải nghiệm sông Hồng” của Công ty Anytrails. Họ phải đặt trước và được phục vụ theo tua khép kín, không ghép đoàn. Tàu đón khách tại bến ở khu vực Phố ẩm thực Ngọc Lâm (quận Long Biên) ra đảo Lau (một hòn đảo nhỏ biệt lập giữa sông, cách bãi giữa khoảng 200m). Tại đây, nhóm khách cắm trại, đi bộ tham quan quanh đảo, chụp ảnh, thưởng thức đồ nướng trong ánh hoàng hôn rực rỡ, lấp lánh trên sông Hồng. Các vị khách vô cùng hào hứng khi được yên tâm vui chơi, hòa mình với thiên nhiên hoang sơ ở ngay giữa lòng Thủ đô, không xa nơi mình ở. Từ đảo, nhìn sang nội thành Hà Nội phía bên kia sông là những tòa nhà cao tầng sừng sững, những khu dân cư nhộn nhịp, sầm uất, còn bên này lại là cây cối xanh tươi, trong lành và yên tĩnh. Bờ cát ven sông dài và thoai thoải, mịn màng đón sóng lăn tăn, giống như khung cảnh một bãi biển xa xôi nào đó. Những chuyến du lịch ngắn và gần như vậy cũng là dịp gia đình, bạn bè trò chuyện và kết nối với nhau nhiều hơn, còn các em nhỏ được vận động, quan sát, khám phá thiên nhiên chung quanh.
Cho thuê xe hà tĩnh , Cho thuê xe tại hà tĩnh, Cho thuê xe du lịch hà tĩnh, Cho thuê xe du lịch tại hà tĩnh, Cho thuê xe ô tô tại hà tĩnh, Cho thuê xe ô tô hà tĩnh, Cho thuê xe ô tô du lịch hà tĩnh, Cho thuê xe ô tô du lịch tại hà tĩnh, Thuê xe hà tĩnh ; Thuê xe tại hà tĩnh ;Du lịch hà tĩnh, Công ty cho thuê xe du lịch ở hà hà tĩnh
Anh Hà Đông Minh, Giám đốc Anytrails cho biết, đã nảy ra ý định thiết kế tua khi đi trên cầu Long Biên nhìn xuống một vùng đất tiềm ẩn nhiều điều thú vị, khác biệt so với đô thị ồn ào. Điều khiến anh bất ngờ là không chỉ có khách nước ngoài mà ngày càng nhiều người Việt biết đến và thích loại hình du lịch này. Một tua khác của Anytrails là tham quan vườn sinh thái nằm cách chân cầu Long Biên (đoạn xuống bãi giữa) khoảng 2,5 km. Du khách trải nghiệm đạp xe trên những con đường nhỏ quanh co, tham quan ruộng vườn. Ai có hứng thú sẽ được hướng dẫn tự thu hoạch rau và nấu ăn, tự làm gạch hoặc lọ hoa từ vật liệu tái chế... Theo anh Minh, sau nhiều lần ở nhà giãn cách xã hội, xu hướng hiện nay của mọi người là tìm nơi không gian thoáng đãng, vắng vẻ và chỉ đi cùng nhóm nhỏ người thân. Đáp ứng được điều này, cho nên tua “Trải nghiệm sông Hồng” đón khách gần như hết công suất, nhất là những ngày thời tiết đẹp.
Sông Hồng chảy qua Hà Nội suốt nhiều năm phù sa con nước đã kiến tạo nên nhiều bãi bồi, bãi giữa. Đó là nơi sinh sống của nhiều cư dân nông nghiệp, có không ít di tích lịch sử-văn hóa hay các làng nghề truyền thống lâu đời và độc đáo, như vườn đào Nhật Tân, làng hoa Quảng Bá, làng gốm Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xã, làng ổi Đông Dư, khế ngọt Bắc Biên... Nhà thơ Lưu Quang Vũ từng viết trong bài thơ “Sông Hồng”: Một dòng sông như dòng đời mãnh liệt, và từ bao đời nay cảnh sắc tươi đẹp đôi bờ sông vẫn là đề tài cho văn thơ, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh, khơi gợi mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm của du khách bốn phương. Nếu được khai thác đúng cách, các tua, tuyến du lịch trên sông và ven sông Hồng có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn của Thủ đô. Trước khi có dịch Covid-19, sông Hồng đã được giới thiệu thuộc tốp 8 tua du lịch đường sông ấn tượng nhất thế giới trong cuốn sách The World’s Great River Journeys (Những hành trình sông nước tuyệt vời nhất thế giới) của hai cây viết du lịch nổi tiếng người Anh là Deborah Stone và Nick Dalton.
Trên thực tế, nhiều năm nay, người dân và du khách vẫn tìm đến các bãi sông để trải nghiệm thiên nhiên. Một số vườn chuyên canh hoa, hoặc nông trại trồng dâu tây thu hút đông đảo khách tham quan, chụp ảnh, nhất là vào mỗi dịp lễ, Tết. Gần đây, các loại hình mới mẻ hơn như cắm trại, dù lượn, chèo SUP hoặc thuyền kayak, quán cà-phê kiêm điểm check-in... cũng bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, đi kèm cũng là các vấn đề về môi trường hoặc bảo đảm an toàn sức khoẻ và tài sản cho du khách. Các tua du lịch sinh thái, dã ngoại chuyên nghiệp có thể góp phần giải quyết những vấn đề mà du lịch tự phát không thể. Chẳng hạn như với tua chèo SUP, du khách được học mọi thao tác điều khiển, luôn mặc áo phao và có hướng dẫn viên quan sát và hỗ trợ khi cần. Trong mùa dịch, đây là loại hình rất phù hợp với những người yêu thích thể thao và một chút cảm giác mạnh. Hơn nữa còn bảo đảm giãn cách, không tập trung đông người.
Không chỉ là trải nghiệm “xanh” mà mong muốn xây dựng những điểm đến “xanh”, khi tổ chức tua sinh thái tại bãi giữa và đảo Lau, anh Hà Đông Minh cùng các cộng sự của Công ty Anytrails còn dành nhiều công sức để cải tạo cảnh quan, thu dọn rác dạt vào bờ. Các hoạt động ăn, nghỉ trong tua đều hạn chế dùng các chế phẩm từ nhựa, nilon, mà tận dụng các vật liệu tái chế. Bếp ăn, nhà nghỉ ở vườn sinh thái được lợp tre, lá, xây bằng gạch sinh thái (ecobrick). Hầu hết các loại máy móc như máy bơm nước, máy xay hay quạt, đèn dùng năng lượng mặt trời hoặc gắn động cơ với các vật dụng tạo ra năng lượng. Thí dụ, du khách có thể xay sinh tố bằng cách đạp xe có gắn máy xay, hay vòi rửa tay được thiết kế theo mô hình cọn nước, vừa hút khách vì độc lạ, vừa giảm tác động xấu đến môi trường. Trên diễn đàn du lịch TripAdvisor, điểm đánh giá du khách dành cho Anytrails là 100% xuất sắc. Nhiều người nước ngoài sống ở Hà Nội, chẳng hạn như Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Elsbeth Akkerman, cũng từng đến tham quan, trải nghiệm và phản hồi tích cực.
Theo kết quả nhiều khảo sát, nghiên cứu mới đây thì du lịch gần, hướng đến thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa bản địa là những xu hướng lên ngôi sau giãn cách xã hội do dịch. Bên cạnh các tua chèo SUP hay cắm trại, thời gian qua, nhiều tua đạp xe của Công ty Amica Travel, Vietfoot, hay Câu lạc bộ Du lịch bền vững Vgreen... cũng đã ra đời, đưa du khách len lỏi khám phá những cung đường ven đê sông Hồng. Đó là nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong việc nắm bắt nhu cầu và cũng là yêu cầu đối với du lịch an toàn, thích ứng linh hoạt. Bởi chỉ riêng khu vực sông Hồng cũng đã có rất nhiều điểm đến “xanh” tiềm năng chờ được khai thác, thỏa mãn mong muốn được trải nghiệm của người dân.
Trong điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội đặt ra định hướng nghiên cứu cấu trúc không gian, lấy trục sông Hồng là trục xanh làm trung tâm phát triển. Khu vực này sẽ có quy mô khoảng hơn 11.000 ha (bao gồm cả sông Hồng) có tính chất là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch và dịch vụ giao thông đầu mối. Để hấp dẫn người dân thành phố và du khách đến với khu vực sông Hồng, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề xuất nghiên cứu ưu tiên các giải pháp để có thể tiếp cận tối đa, tương tác với mặt nước, bổ sung các tiện ích công cộng đô thị, văn hóa, dịch vụ, bổ sung bóng mát dưới nhiều hình thức để mọi người đến gần hơn và ở lại lâu hơn với mặt nước sông Hồng.